Theo các nhà khoa học, dưới tác động của vi sinh vật và môi trường, vật liệu mới này phân hủy hoàn toàn, biến đổi thành nước, các-bon đi-ô-xít (CO2), phân mùn hữu cơ, không gây hại cho môi trường. Ở các nước phát triển, nhựa phân hủy sinh học đã được sử dụng phổ biến cho các sản phẩm nhựa dùng một lần.
Trên thị trường, các sản phẩm làm từ nhựa phân hủy sinh học còn gặp nhiều khó khăn do thiếu cơ chế thúc đẩy phát triển. Các doanh nghiệp tung ra sản phẩm hợp thị hiếu như túi đựng thực phẩm, cốc, bát, thìa, găng tay, ống hút nước… nhưng chưa khuyến khích được đông đảo người tiêu dùng sử dụng do giá thành còn cao so với sản phẩm làm từ nhựa thông thường. Chưa kể, tiêu chuẩn đối với các sản phẩm làm từ nhựa phân hủy sinh học cũng chưa được ban hành đầy đủ để làm căn cứ cho doanh nghiệp đăng ký và được cấp chứng nhận sản phẩm phân hủy sinh học. Việc thiếu các quy định, khiến doanh nghiệp chịu sự cạnh tranh không lành mạnh của các sản phẩm không phân hủy sinh học, đồng thời chưa bảo vệ được người tiêu dùng.
Ảnh minh họa: Túi đựng thực phẩm phân hủy sinh học 100%.p>